Hợp đồng xây dựng là loại hợp đồng được sử dụng rộng rãi và mang tính cần thiết. Tuy nhiên thì hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng lại khá phức tạp và không phải ai cũng hiểu rõ được hết. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về những điều cần chú ý trong bản hợp đồng thi công xây dựng nhà ở. Nếu bạn đang có ý định xây nhà thì đừng nên bỏ qua nhé.
Table of Contents
Những vấn đề cần chú ý trong hợp đồng xây dựng nhà ở
Hợp đồng trong xây dựng là gì?
Hợp đồng thi công xây dựng được hiểu là loại hợp đồng dân sự bằng văn bản, là sự thỏa thuận giữa 1 bên là chủ nhà và bên nhận thầu thi công xây nhà ở.
Theo đó, hợp đồng chỉ có hiệu lực bằng văn bản và thỏa thuận bằng miệng sẽ không có hiệu lực.
Những vấn đề cần chú ý trong hợp đồng xây dựng nhà ở
Thông thường, bản hợp đồng này sẽ do bên nhận thầu sẽ soạn thảo, và thương lượng với chủ nhà. Theo đó, các nội dung chi tiết có trong hợp đồng sẽ do bên nhận thấu soạn thảo, vì vậy mà chủ nhà cần phải tìm hiểu thật kỹ. Sau đây là những điều đáng chú ý trong bản hợp đồng thi công xây dựng nhà ở.
Ngôn ngữ áp dụng.
Áp dụng 100% ngôn ngữ bằng tiếng Việt trong hợp đồng. Ngoại trừ bên thi công hoặc phí chủ nhà là người nước ngoài thì phải có bản tiếng tiếng Anh đi kèm. Không sử dụng 2 ngôn ngữ cùng 1 lúc trong bản hợp đồng.
Nội dung của hợp đồng
Nội dung là cốt lõi của bản hợp đồng. Ở đó nếu rõ phạm vi công việc của hợp đồng để 2 bên thực hiện hợp đồng. Bởi vậy, chủ nhà phải chú ý thỏa thuận với bên đấu thầu chi tiết về khối lượng công việc, quyền và trách nhiệm của 2 bên.
Để tránh rủi ro trong quá trình thực hiện xây dựng nhà ở thì nội dung hợp đồng phải rõ ràng và điều tiên quyết của hợp đồng..
Trách nhiệm của bên nhận thầu xây dựng.
Các trách nhiệm của bên nhận thầu xây dựng là đảm bảo thực hiện đúng về các chỉ tiêu chất lượng, yêu cầu kỹ thuật, nghiệm thu và bàn giao công trình.
Để quá trình nghiệm thu và bàn giao thuận lợi, không xảy ra các tranh chấp đáng tiếc xảy ra thì bên nhận thầu phải đảm bảo:
- Chất lượng, tiêu chuẩn công việc, các hạng mục nếu rõ trong hợp đồng.
- Trong quá trình nghiệm thu cần có đầy đủ các bên, và được ký rõ vào bản nghiệm thu công trình.
Nếu chủ nhà phát hiện có sai sót nằm trong phạm vi hợp đồng thì bên đấu thầu phỉ sửa chữa cho hợp lý.
Thời gian và tiến độ
Tùy vào khối lượng công việc đã được thỏa thuận mà 2 bên sẽ phải làm rõ thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng. Bên nhận thầu sẽ phải chịu trách nhiệm nếu không đảm bảo đúng thời gian và tiến độ. Quan trọng hơn, để chủ động trong việc giám sát thực hiện hợp đồng thì chủ nhà nên yêu cầu ghi rõ tiến độ thực hiện từng công đoạn cụ thể.
Tạm dừng hoặc chấm dứt hợp đồng xây dựng
Bản chất của lĩnh vực xây dựng, là trong quá trình thi công xây dựng có nội dung công việc và dễ phát sinh thêm các hạng mục nằm ngoài dự tính. Tuy nhiên nếu các vi phạm phát sinh gây ra hậu quả nghiêm trọng, hoặc ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội thì cần phải xem xét. Nội dung hợp đồng phải nêu rõ, để khi bên thi công vi phạm sẽ có quyền chấm dứt hoặc tạm dừng thi công.
8 kinh nghiệm quý báu trước khi ký kết hợp hợp đồng thi công xây dựng nhà ở.
- Nội dung hợp đồng phải do 2 bên cùng thảo luận và đưa ra kết luận chung, phải đảm bảo đúng những nguyên tắc và tuân theo pháp luật quy định.
- Bên nhận thầu phải đảm bảo đủ năng lực hành nghề, năng lực hoạt động.
- Kiểm tra các phương tiện máy móc, cơ sở hạ tầng, cốp pha, giàn giáo để đảm bảo thuận lợi trong quá trình thi công, thực hiện hợp đồng.
- Bên thầu xây dựng bắt buộc phải mua bảo hiểm lao động, và bảo hiểm công trình sẽ do bên chủ nhà chịu trách nhiệm.
- Chủ nhà chuẩn bị đầy đủ và chịu trách nhiệm các chi phí, hạng mục liên quan như thuê mặt bằng, điện, nước, xin cấp giấy xây dựng. Tạm ứng trước 20% cho bên nhận thầu thực hiện hợp đồng thuận lợi.
- Cần đọc kỹ lại nội dung của hợp đồng trước khi ký kết, và không được sửa đổi bổ sung nội dung đã có trong hợp đồng.
- Sau khi đã thống nhất về giá cả, cách thức, thời gian thực hiện thi công thì nên ký kết hợp đồng sớm nhất. Tuy nhiên, giá trị toàn bộ hợp đồng thì có thể tăng hoặc giảm nếu như có sửa đổi về khối lượng công việc hoặc diện tích nhà ở.
- Bản vẽ thiết kế là là cầu nối ràng buộc giữa 2 bên chủ nhà và nhận thầu. Trước khi ký kết hợp đồng thì 2 bên phải thỏa thuận và nghiên cứu rõ về bản thiết kế và đồng ý duyệt.
Trên đây là tất cả những kinh nghiệm cũng như những điều cần phải chú ý khi chủ nhà có ý định xây nhà và thuê thầu. Những thông tin trên được chúng tôi đánh giá sát với bản hợp đồng xây dựng nhà ở. Chúc gia chủ sẻ thuận lợi trong quá trình thực hiện hợp đồng này. Tìm hiểu kỹ hơn về các bản hợp đồng tại đây nhé!