Trong quá trình xây dựng nhà ở, chúng ta sẽ phải tiến hành rất nhiều công việc và hoàn thiện rất nhiều thủ tục. Trong đó chúng ta rất dễ gặp vướng mắc đối với hợp đồng thi công xây dựng nhà ở. Chính vì vậy, sau đây chúng tôi sẽ giải đáp giúp các bạn những thông tin cần thiết nhất đối với loại hợp đồng này.
Table of Contents
Khái niệm về hợp đồng thi công xây dựng nhà ở
Đầu tiên, hợp đồng xây dựng là loại hợp đồng giữa hai đối tượng là bên nhận thầu và bên giao thầu. Đây cũng là hai chủ thể trong hợp đồng xây dựng.
Trong đó nghĩa vụ của bên nhận thầu là thực hiện, hoàn thành và bàn giao cho bên giao thầu một phần hay toàn bộ dự án công trình theo đúng như yêu cầu trước đó của bên giao thầu trong khoảng thời gian cho phép.
Nghĩa vụ của bên giao thầu bao gồm các công việc như: chuyển cho bên nhận thầu các tài liệu liên quan (số liệu, mẫu thiết kế), bàn giao mặt bằng, vật liệu xây dựng và giải ngân vốn đầu tư đúng hạn. Sau khi công trình hoàn thành, bên giao thầu còn phải nghiệm thu và tiến hành thanh toán đầy đủ số tiền còn thiếu.
Hình thức hợp đồng xây dựng được thể hiện trên văn bản và được ký tên bởi những người đại diện theo đúng thẩm quyền ở mỗi bên tham gia ký kết.
Đối với hợp đồng thi công xây dựng nhà ở, đây là loại hợp đồng dùng riêng đối với các công trình thi công với mục đích để ở hay nói cách khác là nhà ở dân dụng. Có thể xem đây là loại hợp đồng tương đối phổ biến hiện nay bởi nhu cầu của người dân là tương đối lớn.
Nội dung của hợp đồng xây dựng nhà ở
Điều 1: Nội dung công việc, đơn giá thi công, tiến độ thực hiện, giá trị của hợp đồng
Về nội dung công việc
Bên B có nhiệm vụ thực hiện các công việc xây dựng nhà từ lúc bắt cho tới lúc hoàn thiện và bàn giao nhà cho bên A.
Các công việc cơ bản bao gồm: Xây móng, xây tường, đổ sàn, xây cầu thang, lắp đặt điện nước,..
Đơn giá xây dựng
Giá sẽ được tính theo đơn vị mét vuông, tùy theo diện tích mặt sàn, trong đó: Giá sàn phụ = 50% x Giá sàn chính. Giá này là giá thi công công trình một cách hoàn thiện cho tới khi bàn giao lại cho chủ nhà (Bên A).
Tiến độ thực hiện
Nêu rõ ngày bắt đầu thực hiện và ngày kết thúc, bàn giao công trình.
Nếu bên B có sự chậm trễ về thời gian sẽ có hình thức phạt cụ thể.
Giá trị của hợp đồng
Giá trị của hợp đồng được xác định dựa trên số mét vuông đã hoàn thiện và tính theo đơn giá trước đó.
Điều 2: Trách nhiệm của các bên liên quan
Trách nhiệm của Bên A
- Trang bị vật tư, trang thiết bị, nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng và số lượng; đảm bảo nguồn điện, nước cho công trình
- Cung cấp các số liệu kỹ thuật cụ thể, bản vẽ thiết kế nhà ở
- Giám sát thi công và nghiệm thu công trình
- Thanh toán đúng thời hạn
- Giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng công trình, vật tư, thiết kế.
Trách nhiệm của Bên B
- Đảm bảo nguồn nhân lực trong quá tình xây dựng
- Đảm bảo an toàn trong quá trình xây dựng và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
- Triển khai theo đúng thiết kế và các yêu cầu cụ thể đã được đưa ra từ Bên A
- Đảm bảo và chịu trách nhiệm với chất lượng, mức độ an toàn và các yêu cầu về kỹ thuật, thẩm mỹ của công trình.
- Tạo bảng tiến độ, kế hoạch thi công, trình bên A thông qua rồi tiến hành triển khai.
- Trong quá trình thi công, phải tự sắp xếp chỗ ăn, ở và chấp hành các quy định tại nơi tạm trú.
- Có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ máy móc thiết bị và nguyên vật liệu dùng trong quá tình xây dựng
- Lát phẳng bề mặt tường và tránh tình trạng lồi lõm, mất mỹ quan.
- Triển khai trong khoảng thời gian đã quy định, thực hiện đúng cam kết về tiến độ công trình.
Điều 3: Thanh toán
Các đợt thanh toán phụ thuộc vào khối lượng công việc thực hiện và nghiệm thu:
- Hoàn thành phần xây thô và đổ mái được ứng số tiền không quá 40 %/tổng giá trị hợp đồng.
- Khi đã lát nền, hoàn tất việc sơn và bàn giao lại cho bên A thì được thanh toán số tiền không quá 90 % khối lượng công việc đã thực hiện
- Công trình được hoàn thành, bên B sẽ được nhận tất cả số tiền còn lại sau khi trừ những khoản tạm ứng trước đó.
Điều 4: Cam kết thực hiện hợp đồng và giải quyết các tranh chấp xảy ra
Trong quá trình thực hiện, nếu hai bên có xảy ra bất kỳ tranh chấp, mâu thuẫn nào thì có thể trao đổi, bàn bạc với nhau để cùng đi tới tiếng nói chung. Tuy nhiên, khi sự việc quá nghiêm trọng, không thể tự giải quyết được thì có thể đâm đơn khởi kiện lên tòa.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu bên A nhận thấy bên B không thực hiện và đáp ứng được những yêu cầu về chuyên môn, kỹ thuật thì có quyền đình chỉ, nghiêm trọng hơn là hủy bỏ hợp đồng.
Điều 5: Thời hạn, giá trị hợp đồng
Hợp đồng đã ký kết có giá trị từ ngày ký đến ngày thanh lý hợp đồng. Hai bên A và B phải cam kết thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng đã ký kết.
Trên đây là những nội dung của hợp đồng thi công xây dựng nhà ở. Chúng tôi mong rằng, những thông tin trên có thể giúp các bạn đưa ra những quyết định đúng đắn và chính xác.